Theo ông Sang, hiện tại Việt Nam mới chỉ có hai trường đại học trong nước đào tạo kỹ sư in, nhưng kỹ sư chuyên về bao bì chưa có. Trong khi đó, tốc độ phát triển của ngành in và bao bì Việt Nam khá cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15-20% hằng năm, ước tính chiếm tới 8-10% GDP.
Theo ông Sang, hiện tại Việt Nam mới chỉ có hai trường đại học trong nước đào tạo kỹ sư in, nhưng kỹ sư chuyên về bao bì chưa có. Trong khi đó, tốc độ phát triển của ngành in và bao bì Việt Nam khá cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15-20% hằng năm, ước tính chiếm tới 8-10% GDP.
Hiện bao bì nhựa Việt Nam đã có mặt tại thị trường của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy vậy, ngành bao bì trong nước hiện đối mặt với thách thức do phải nhập khẩu khoảng 95% cả nguyên liệu và thiết bị. Đa số doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ và vừa, tính chuyên nghiệp chưa cao. Do đó, nhu cầu hợp tác quốc tế là tất yếu.
Nhận định trên được ông Sang đưa ra tại hội thảo về vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, in ấn và bao bì diễn ra hôm nay tại Hà Nội.
Ông Sang cũng cho biết, Hiệp hội Bao bì Việt Nam hiện đang cộng tác với trường An Đức (TP Hồ Chí Minh) mở chuyên ngành đào tạo về kỹ thuật và quản lý ngành in bao bì nhằm đáp ứng một phần nhu cầu lao động trong nước.
Chương trình được đại sứ quan Đan Mạch tổ chức nhân dịp 18 doanh nghiệp Đan Mạch sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. 84 công ty trong nước đã tham gia gặp gỡ nhằm tìm hiểu thông tin về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này.